Mỗi bàn chân gồm 26 xương khác nhau, cấu trúc thành 33 khớp và có hơn 100 cơ, gân và dây chằng. Chúng tập hợp thành 2 trục dọc: vòm trong và vòm ngoài hình chữ V. Hai trục ngang ở giữa bàn chân và chỏm 5 xương bàn. Vòm này tạo được sự linh hoạt và sức chịu đựng của bàn chân.
Mục đích của các vòm là giúp phân phối hợp lý lực đè ép của trọng lượng cơ thể qua bàn chân. Có thể xem nó như bộ nhún giảm lực của bàn chân. Vì thế các vòm cần phải mạnh và linh hoạt để thích ứng với các bề mặt khác nhau cũng như các tư thế di chuyển khác nhau của cơ thể.
Khi mới sinh ra, bàn chân trẻ có thể không có cấu trúc hình vòm vì thế trẻ có bàn chân bằng hay bẹt là bình thường.
Trẻ vẫn chạy nhảy đi lại bình thường. Cùng với những bước đi, các hệ thống trục và vòm bàn chân sẽ dần hoàn thiện cho đến tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, có một số người không tự thích nghi được sẽ phát triển thành tật bàn chân bẹt ở tuổi trưởng thành cùng những biến chứng của nó.
Giày dép là vật dụng để bảo vệ đôi bàn chân của con người.Vì thế chúng ta phải chọn lựa sao cho phù hợp để tạo cảm giác thoải mái và khỏe mạnh cho mình.
Với trẻ em, người ta có hai định kiến về việc mang giày dép:
+ Một số người muốn giới hạn mang giày dép cho trẻ. Họ khuyên phụ huynh nên cho trẻ chạy nhảy với chân trần nhiều hơn, như thế sẽ tạo điều kiện cho bàn chân phát triển tự nhiên. Nhóm này lo ngại chính giày dép là nguyên nhân đóng khuôn và gây biến dạng bàn chân.
+ Nhóm khác ngược lại, khuyến khích trẻ mang giày dép để tránh các tác hại của môi trường và kiểm soát sự phát triển theo hướng có lợi cho bàn chân của trẻ.
Tốt nhất, nên dung hòa được hai quan điểm này. Muốn được vậy, đòi hỏi sự quan tâm của các bậc cha mẹ với bàn chân của con mình.
Nhiều bậc phụ huynh đi mua giày dép, quần áo cho con có khuynh hướng chọn lựa theo sở thích của mình mà quên rằng trẻ con không phải là người lớn thu nhỏ. Trẻ con có nhiều điểm không giống người lớn.
Vì vậy, khi chọn giày dép cho trẻ cần lưu ý:
1. Trẻ con là cá thể đang phát triển vì thế cơ thể thay đổi liên tục theo thời gian. Giày dép cần thường xuyên đổi cỡ lớn hơn. Mang giày chật làm chân đau và gây biến dạng cấu trúc xương, nhất là xương ngón chân.
2. Trẻ thường hiếu động, chạy nhảy nhiều. Mang dép lê tạo cảm giác thoải mái hơn nhưng dễ làm trẹo cổ chân khi trẻ bị té ngã. Vìthế nên cho trẻ mang giày và dép có quai hậu.
3. Da bàn chân của trẻ mỏng và nhạy cảm. Trong giày mang chỉ cần có vài hạt cát cũng gây khó chịu, bề mặt lòng giày bị nhám sẽ dễ làm trầy xước da gan chân của trẻ. Bên cạnh đó những đôi giày có họa tiết trang trí bằng vật cứng kim loại có thể cấn đau, gây trầy xước hay tạo cục chai chân. Để tránh điều này, trước khi cho trẻ mang giày, cần đưa bàn tay vào trong lòng giày kiểm tra độ trơn láng.
4. Nên chọn các loại giày có nhiều lỗ thông thoáng cho da vì trẻ hoạt động ra mồ hôi nhiều. Giày mui kín sẽ gây ứ đọng mồ hôi, tạo điều kiện cho nấm mốc vi khuẩn phát triển gây viêm da và hôi chân.
Ngoài ra, cần lưu ý một số tật bàn chân hay gặp ở trẻ như bàn chân bằng (Flat Foot hay Pes Planus) hoặc bàn chân khoèo (Clubfoot) hoặc bàn chân vòm (Claw Foot hay Pes Cavus).
Những trẻ này cần mang những loại giày dép phù hợp, nếu không có thể làm đau chân trẻ. Chọn giày dép phù hợp sẽ giúp giảm đau và điều chỉnh cấu trúc của bàn chân.
Hình ảnh : Lót giày chỉnh hỉnh bàn chân Total Support Max của thương hiệu Spenco
Bàn chân bằng (còn gọi là bàn chân bẹt). Tật này, vòm bàn chân thấp hơn bình thường. Vì thế khi đứng, cạnh trong của bàn chân sẽ bè ra và toàn bộ gan bàn chân sẽ áp sát mặt đất thay vì chỉ một phần bàn chân như những người khác.
+ Giày dép dùng cho người có tật bàn chân bẹt ngoài những lựa chọn thông thường cần tuân thủ nguyên tắc chính là mặt giày phải được nâng cao ở phía cạnh trong bàn chân. Nó sẽ giúp nâng chiều cao của vòm dọc của bàn chân. Như thế cân gan chân và các khớp ở đỉnh bàn chân sẽ được giảm tải sức nặng. Người bệnh sẽ được giảm đau là vậy. Có thể tạo các miếng đệm lót trong giày hay đeo một đai có phần đệm silicon ở bờ trong bàn chân như hình vẽ mô tả.
Để chẩn đoán tật bàn chân bẹt chính xác, người ta thực hiện các test đơn giản, in bàn chân (footprint test): cho người bệnh đứng trên tờ giấy trắng trên mặt phẳng. Quét mực lên da mặt lòng bàn chân, in bàn chân lên giấy. Đánh giá chiều dài đoạn AB trên hình vẽ nếu ít hơn 1 cm nghĩa là bàn chân bằng hoặc chụp X-quang bàn chân nghiêng 90 độ. Đo góc vòm dọc bàn chân. Bình thường góc này là 20 độ. Dưới 15 độ là bàn chân bằng.
+ Chân khoèo và vòm thuộc về bệnh lý, cần phải mang giày đặc trị, gọi là giày nẹp nắn chỉnh. Phụ huynh nên đưa trẻ đến trung tâm phục hồi chức năng để được các chuyên viên tư vấn loại giày thích hợp cho trẻ.
" SPENCO LÀ THƯƠNG HIỆU TỐT CHO SỨC KHỎE BÀN CHÂN CON NGƯỜI"
T mún đo và mua đế chỉnh hình bàn chân thì fai đến đâu? Xin liên hệ 0985380268