Theo thống kê có hơn 70% trẻ em sinh ra đều có bàn chân bằng phẳng. Có 25% trong số đó có hội chứng bàn chân bẹt. Thông thường với trẻ dưới 2 tuổi ít khi chuẩn đoán chính xác bàn chân bẹt. Khi trẻ bắt đầu từ 3 tuổi trở lên cấu tạo các vòm bàn chân bắt đầu hình thành, và từ 6-7 tuổi khung vòm đang phát triển và được xác định cụ thể hơn.
Người có hội chứng bệnh bàn chân bẹt phẳng, có nhiều nguy cơ mắc các bệnh cơ xương khớp hoặc thoái hóa khớp sớm hơn, có nhiều ảnh hưởng đến các hoạt động thể chất sau này.
Nguyên nhân nào gây ra hội chứng bệnh bàn chân bẹt phẳng
Theo thống kê dân số Châu Á trung bình có tới 30% dân số bị hội chứng bàn chân bẹt phẳng tùy mức độ. Nguyên nhân là do thói quen ít vận động, thường hay đi chân đất, đi dép bệt, xăng đan hoặc giày dép thiết kế thiếu nâng đỡ hỗ trợ vòm từ khi còn nhỏ.
Ngoài ra, một số trẻ lớn lên chân vẫn có hình vòm bình thường, nhưng sau đó phát triển thành chân bẹt do có gen gân cơ mềm dẻo ở khu vực xương khớp lòng bàn chân. Hoặc có thể nguyên nhân là do yếu tố di truyền vì nhiều gia đình có trường hợp bố hoặc mẹ hoặc ông bà có bàn chân bẹt.
Một số bệnh lý có liên quan đến vấn đề thần kinh, béo phì, bệnh đái tháo đường, viêm khớp, cao tuổi hoặc phụ nữ đang mang thai cũng là một trong những yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ phát triển bàn chân bẹt.
Dấu hiệu nào nhận biết hội chứng bệnh bàn chân bẹt phẳng
Mỗi bàn chân được cấu tạo có ba “khung vòm” có chức năng nhiệm vụ là nâng đỡ toàn bộ cơ thể, nếu như trường hợp một trong số vòm khung này thay đổi, lúc này cơ thể không còn sự cân bằng như lúc đầu, sẽ gây ra tình trạng mất đi sự cân bằng của bàn chân và sẽ gây ra những tổn hại rất nghiêm trọng đến sự vận động của cơ thể.
- Khi đi lại vận động bàn chân có biểu hiện áp sát vào ở bên trong, hoặc ở bên ngoài do bàn chân mất đi cân bằng.
- Có biểu hiện sụp vòm gan chân, hoặc nhìn từ sau gót chân bị vẹo ngoài.
- Trẻ không đi theo kịp bạn bè, thường xuyên bị tình trạng vấp và ngã. Trẻ hay tự ý bỏ các hoạt động mà trẻ vẫn thường hay yêu thích. Trẻ có biểu hiện đau chân, đầu gối, không muốn cho xem bàn chân.
Tác hại của hội chứng bệnh bàn chân bẹt phẳng
1/ Điều này sẽ gây ra nhiều bất lợi cho sự vận động của trẻ ngay khi còn nhỏ và cho đến lúc trưởng thành.
2/ Gây nên tình trạng biến dạng cho hệ xương khớp: Bàn chân có cấu tạo quay sấp quá mức, hoặc gót chân có biểu hiện vẹo ngoài sẽ làm thay đổi toàn bộ ở trục chi dưới, điều này sẽ dẫn đến tình trạng cẳng chân xoay vào trong và đầu gối di chuyển vào bên trong.
3/ Nguy hiểm hơn sẽ làm lệch trục cột sống khiến người bệnh đau nhức liên tục kéo dài như tình trạng đau nhức khớp cổ chân, khớp bàn chân, khớp gối, khớp háng, từ đó sẽ dẫn đến tình trạng làm biến dạng, vẹo cột sống, đau lưng và cổ.
4/ Xuất hiện cấu trúc bất thường ở ngón chân cái của trẻ như là ngón cái bị đẩy về phía ngón sát bên, điều này sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh gai gót chân, viêm cân gan chân khi trẻ trưởng thành.
5/ Ngoài ra khiến dáng đi của trẻ xấu đi, bước chân vận động của trẻ chậm lại nặng nề, thiếu tự tin và nếu không hỗ trợ đế chỉnh hình sớm, có thể trở thành bị dị tật khi trưởng thành.
6/ Trẻ luôn trong tình trạng bị stress: trẻ thường hay cáu gắt, mệt mỏi, hay biếng ăn làm chậm quá trình trao đổi chất … do cơ thể trẻ đang trong trạng thái không được cân bằng.
Vì trẻ nhỏ không tự phát hiện được sự bất thường từ bàn chân của mình nên cha mẹ hoặc người chăm sóc đóng vai trò đặc biệt quan trọng giúp trẻ tránh được dị tật ngay từ bé.
Giúp được gì cho con bạn?
Áp dụng giải pháp điều trị không cần dùng đến phẫu thuật với giày dép y khoa hỗ trợ nâng vòm, hay lót giày y khoa chỉnh hình thiết kế theo tiêu chuẩn y khoa được xem như phương pháp điều trị đơn giản mà hiệu quả, giúp điều chỉnh dần hộị chứng bàn chân bẹt ở trẻ em, được nhiều nước trên thế giới áp dụng từ lâu.
Giải pháp phẩu thuật hiếm khi được đề nghị, chỉ áp dụng khi mang đế chỉnh hình không giảm cơn đau.
Tôi 25t giờ mới phát hiện ra mình bì bàn chân bẹt,khớp gối bị sưng bác sĩ nói phải phẫu thuật...em hỏi ngòai phẫu thuật có cách nào để em chữa khỏi bệnh không ?