Đa phần bệnh nhân với triệu chứng đau nhức chân đến khám thường được chẩn đoán nhầm giữa thoái hóa khớp gối và suy tĩnh mạch, vì biểu hiện triệu chứng của 2 bệnh lý này gần tương tự nhau. Đôi khi trên một số bệnh nhân cùng lúc vừa biểu hiện thoái hóa khớp, vừa kết hợp với suy tĩnh mạch mạn tính. Một số yếu tố giúp phân biệt hai bệnh lý này và cách điều trị
Thoái hóa khớp là gì? Thoái hóa khớp là hiện tượng hư hỏng phần sụn đệm giữa hai đầu xương, kèm theo là phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch nhầy giúp bôi trơn điểm nối giữa hai đầu xương. Thoái hóa khớp không chỉ xuất hiện riêng ở người lớn tuổi, mà có thể xuất hiện và phát triển từ lúc trẻ mới sinh.Suy tĩnh mạch mạn tính là gì? Suy tĩnh mạch chi dưới là tình trạng tĩnh mạch chi dưới bao gồm cả hệ thống tĩnh mạch sâu nằm trong khối cơ và hệ thống Tĩnh Mạch nông nằm dưới da bị giãn, Hệ thống van tĩnh mạch bị giảm hoặc mất chức năng. Tình trạng này dẫn đến hiện tượng rối loạn về huyết động học làm cho máu ứ trệ trong lòng tĩnh mạch và trở về tim khó khăn. Suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới là bệnh lý rất phổ biến, theo thống kê bệnh chiếm 2 -5% tại Mỹ. Bệnh thường gặp nữ nhiều hơn nam, nhân viên văn phòng, người làm việc trong điều kiện thời tiết nóng hay nghề nghiệp phải đứng lâu, ngồi nhiều chiếm hơn 70%. Bệnh liên quan đến yếu tố gia đình, thay đổi nội tiết tố nữ hoặc phụ nữ khi mang thai, sau sinh nỡ.A. Triệu chứng – chẩn đoán:1. Suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới: Biểu hiện bệnh ở giai đoạn sớm với các triệu chứng như: đau chân, nặng chân, mõi chân khi đứng lâu, chuột rút, cảm giác tê chân, châm chích, kiến bò vùng cẳng chân về đêm.., các tĩnh mạch nông dưới da dãn to ngoằn ngoèo hay giai đoạn sớm hơn chỉ thấy tĩnh mạch nổi li ti dạng mạng lưới dưới da nhất là vùng cổ chân và bàn chân.
Để chẩn đoán bệnh suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới thường kết hợp các yếu tố nguy cơ và triệu chứng kể trên với một số thủ thuật thăm khám lâm sàng đặc biệt để đánh giá tình trạng của các van tĩnh mạch hiển trong như: thủ thuật Schwarzt, thủ thuật ho, thủ thuật Trendelenburg, thủ thuật Perthe; và siêu âm doppler màu hệ tĩnh mạch chi dưới. Siêu âm doppler cho phép chúng ta xác định được những rối loạn huyết động học, tình trạng của các van tĩnh mạch, mức độ dãn của tĩnh mạch, các cục thuyên tắc trong lòng mạch và cũng cho thấy có hiện tượng trào ngược của dòng máu tĩnh mạch gây ứ đọng máu trong hệ tĩnh mạch chi dưới (thay vì máu trong tĩnh mạch chi dưới được thoát lưu và chảy về tim, không có dòng trào ngược trong sinh lý bình thường).2. Thoái hóa khớp Chẩn đoán thoái hóa khớp gối dựa vào triệu chứng đau khớp kiểu cơ học: đau tăng khi vận động, đặc biệt khi chuyển tư thế từ ngồi sang đứng, động tác đi bộ lên- xuống cầu thang; đau giảm khi nghỉ ngơi. Người bệnh có thể cảm nhận tiếng khớp lạo xạo khi vận động kèm hạn chế vận động, gấp, duỗi khớp gối đau. Khớp có thể biến dạng, sưng hoặc lệch trục kiểu vòng kiềng (chân chữ O) hoặc kiểu chân chữ X. Hình ảnh Xquang điển hình của thoái hóa khớp gối bao gồm hình ảnh hẹp khe khớp không đều (thường hẹp nhiều ở mặt trong), kết đặc xương dưới sụn, hình ảnh mọc thêm xương (gai xương, chồi xương).B. Điều trị và phòng ngừa:1. Suy tĩnh mạch mạn tính: Điều trị nội khoa: với các loại thuốc trợ tĩnh mạch, tăng sức bền thành mạch, tăng trương lực tĩnh mạch như: Daflon, Venosan, Ginko fort, Rutin C … kết hợp băng ép bằng băng thun hoặc mang vớ áp lực khi đi lại. Cần phải phối hợp với các biện pháp phòng ngừa thì thuốc mới phát huy tốt tác dụng và rút ngắn thời gian điều trị.
Chích xơ các tĩnh mạch nông bi dãn.
Thủ thuật loại bỏ dòng trào ngược như dùng sóng cao tần (RFA) hoặc laser đốt tĩnh mạch hiển lớn hoặc phẫu thuật lấy bỏ tĩnh mạch dãn.
Phòng ngừa: Phòng ngừa: để phòng ngừa suy tĩnh mạch: tránh ngồi lâu, nhất là nhân viên văn phòng, tránh ngồi bất động liên tục suốt 8 giờ làm việc, nên tranh thủ đi lại giải lao khoảng 30-60 phút/lần. Trong lúc ngồi làm việc, cũng có thể phối hợp tập các bài tập vận động chân như: co duỗi các ngón chân, gập duỗi cổ chân, nhón gót... để máu lưu chuyển tốt hơn. Vitamin C tốt cho sức bền thành mạch, nhưng chỉ là yếu tố vi lượng, có thể bổ sung đủ bằng chế độ ăn giàu trái cây, rau tươi.2. Thoái hóa khớp: Cần tránh cho khớp gối bị quá tải bởi mức độ vận động và trọng lượng quá mức bằng giảm các vận động chịu tải, giảm béo. Vật lý trị liệu có tác dụng giảm đau tốt, với mục đích chữa tư thế xấu và duy trì dinh dưỡng cơ ở cạnh khớp, điều trị đau gân và cơ kết hợp tăng sức mạnh của cơ. Các biện pháp bao gồm mát-xa cơ, tập vận động khớp và các biện pháp dùng nhiệt lượng (hồng ngoại, sóng ngắn, điện phân...).
Thuốc điều trị: bao gồm các thuốc giảm đau thông thường như paracetamol hoặc thuốc giảm đau chống viêm không steroid toàn thân (uống hoặc tiêm) hoặc bôi tại chỗ; kết hợp với thuốc giúp phục hồi sụn khớp như Glucosamine + Chondroitin.
Phẫu thuật: gồm nội soi khớp, thay một phần hoặc toàn bộ khớp gối. Điều trị ngoại khoa thường được chỉ định với các trường hợp khớp gối hạn chế chức năng nhiều, khe khớp hẹp nặng, biến dạng khớp hoặc đau khớp kháng lại với các phương thức điều trị nội khoa. Thay khớp gối nhân tạo từng phần hoặc toàn phần: Chỉ định đối với các trường hợp thoái hóa khớp gối nặng mà các biện pháp điều trị khác không hiệu quả.
Phòng ngừa: Chống các tư thế xấu trong sinh hoạt và lao động. Tránh các động tác mạnh, đột ngột khi mang vác hoặc lao động nặng. Điều chỉnh cân nặng ở trọng lượng lý tưởng.
Ý kiến bạn đọc