5 Dấu Hiệu Nhận Biết Bàn Chân Bẹt Ở Trẻ Em

5 Dấu Hiệu Nhận Biết Bàn Chân Bẹt Ở Trẻ Em
Cách nhận biết trẻ mắc chứng bàn chân bẹt , mọi người tham khảo nhé ^^
Theo quan niệm dân gian cho rằng bàn chân phẳng( bẹt) là tượng trưng của sự quý tướng, giàu sang. Nhưng điều này trái ngược hoàn toàn với trong y khoa, bàn chân bẹt là một tật gây nhiều bất lợi cho hệ vận động, khiến bệnh nhân phải hứng chịu những cơn đau kéo dài. 
 
Sau đây là 5 dấu hiệu để các phụ huynh có thể nhận biết được chân bẹt ở bé: 

1/ Thông thường trẻ dưới 2 tuổi đều có bàn chân bẹt. Từ 3 tuổi trở lên, các vòm bàn chân bắt đầu được hình thành. Tật bàn chân bẹt dễ nhận biết bằng mắt thường như vòm bàn chân bằng phẳng, cha mẹ có thể thấy góc cạnh mắt cá chân cong nhiều khi nhìn trẻ từ đằng sau.
 
2/ Nếu các vòm bàn chân phẳng kéo dài thì có thể gây ra các chứng đau đầu gối, lưng và bàn chân. Trẻ có thể phàn nàn về cơn đau ở bàn chân, mắt cá hoặc đầu gối. Ngoài ra, trẻ cũng gặp khó khăn khi chơi các môn thể thao và hay bị vấp ngã.
 
3/ Chứng bàn chân bẹt làm các xương ở cẳng chân xoay khi di chuyển, khiến các khớp đầu gối cũng xoay lệch theo, từ đó dẫn đến đau, viêm hoặc thậm chí thoái hóa khớp gối. Sự lệch trục cũng có thể ảnh hưởng lên tới lưng và cổ.

4/ Tật bàn chân bẹt dễ nhận biết bằng mắt thường, nhưng cũng cần các thiết bị chẩn đoán xương khớp để đo lường mức độ nặng hay nhẹ, trẻ có khuynh hướng áp cạnh trong của bàn chân xuống đất.

5/ Cấu trúc bất thường ở ngón chân cái: ngón cái bị đẩy về phía ngón sát bên.


Biện Pháp Cải Thiện:

Lót giày chỉnh hình Total Support Max 


-  Phải kiên trì tuân thủ thời gian và cách thức mang đế giày chỉnh hình y khoa hoặc giày dép chỉnh hình thì mới lấy lại độ vòm bàn chân như bình thường.
-   Phẫu thuật chỉnh hình không cần thiết với trẻ dưới 8 tuổi và dị tật ít nghiêm trọng.

Nguồn tin: spencovietnam.com