Tìm hiểu nguyên nhân bệnh gai gót chân cách phòng và điều trị bệnh

Tìm hiểu nguyên nhân bệnh gai gót chân cách phòng và điều trị bệnh
Có anh/ chị nào đau gót chân và cần phương pháp thích hợp ? Hãy nhấp vào đây nhé!

1/ Bệnh gai gót chân là bệnh như thế nào ?

     Gai gót chân là quá trình canxi tích tụ ở vùng xương gót chân. Khi người bệnh đi khám và thực hiện chụp phim X-quang ở vùng khớp cổ chân, người bệnh sẽ nhìn thấy hình ảnh “gai xương” mọc ra ở vị trí dưới gót chân. 

gai-got-chan-gay-dau-1

     Biểu hiện của gai gót chân thường xuất hiện các cơn đau nhẹ ở một phần bên chân và nếu người bị đau gót chân để tình trạng kéo dài không được điều trị kịp thời nhanh chóng, thì các cơn đau sẽ làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Gai gót chân có thể kéo theo tình trạng bị phù chân, các cơn đau sẽ dần lan rộng sang các khu vực khác quanh mắt cá chân.

2/ Nguyên nhân gây ra triệu chứng gai gót chân

  • Nguyên nhân của bệnh gai gót chân là do tình trạng viêm lâu ngày ở gót chân, lâu ngày canxi lắng đọng tại chỗ viêm. Lâu ngày, lớp canxi này lắng đọng lại tạo thành cái gai. Vị trí nhiều nhất là ở lòng bàn chân, chỗ xương gót chân.

phim-xquang-hinh-gai-got-chan

  • Người bị tăng cân, béo phì cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng gai gót chân

  • Ngoài ra để xảy ra tình trạng viêm có thể là do nguyên nhân bàn chân hoạt động liên tục, hoặc do có sự chèn ép trọng lực ở phía trên xuống…lúc này chân không chịu được sức nặng sẽ làm yếu gân cơ. Sự đau gót chân mà bệnh nhân gai gót chân cảm nhận được là do phản ứng viêm gây ra chứ không phải do nguyên nhân phần xương nhô ra gây ra tình trạng đau.

3/ Gai gót chân tác động đến sức khỏe người bệnh như thế nào?

  • Bệnh gai gót chân có tác động rất lớn đến sức khỏe vận động đi lại và cuộc sống của người bệnh nhưng đáng tiếc có nhiều người lại chủ quan nghĩ bệnh lâu dần sẽ hết cho nên đã không điều trị lúc vừa bị bệnh gai gót chân. Nếu người bệnh gai gót chân không chữa trị kịp thời sẽ làm cho bệnh ngày càng nặng hơn. Sau đây là các tác động của gai gót chân đến người bệnh mà từ đó, người bệnh sẽ có kiến thức và ý thức hơn trong việc ngăn chặn và phòng ngừa bệnh gai gót chân

  • Người bệnh gai gót chân sau khi vận động tập thể dục, thường xuyên đi lại nhiều hoặc khi đột ngột thay đổi tư thế từ nằm hay ngồi lâu sang tư thế đứng sẽ khiến cơn đau bộc phát càng nhiều và dữ dội, chính vì điều này đã khiến người bệnh gai gót chân càng cảm thấy rất khó chịu không thể bước tiếp đi lại được.

gai-got-chan-2

Thay đổi tư thế đột ngột thay đổi tư thế làm bộc phát gai gót chân

  • Người bệnh bị gai gót chân khi bước đi tiếp xúc với bề mặt cứng, người bệnh phải kiễng chân hoặc co chân lên để giảm bớt đau đớn, làm vậy sẽ làm thay đổi tư thế và dáng đi của người bệnh mất đi sự tự tin khi giao tiếp với mọi người, thậm chí các cơn gai gót chân có thể lan rộng làm cho người bệnh rất đau đớn không thể bước đi tiếp.

  • Nếu người bệnh chủ quan để tình trạng gai gót chân kéo dài, không tiến hành thực hiện điều trị kịp thời sẽ dẫn đến bệnh lý nguy hiểm khác từ gai gót chân gây ra như suy tĩnh mạch chi dưới, thoái hóa điểm bám gân gót, ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa, vùng hông, cơ bắp chân và cột sống.

     Nếu xuất hiện các biểu hiện của bệnh gai gót chân thì người bệnh cần nhanh chóng đến ngay các trung tâm phòng khám chuyên về xương khớp để được khám, từ đó có phương pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời tránh nguy cơ bệnh gai gót chân càng ngày lan rộng ra

4/ Phương pháp điều trị gai gót chân

  • Người bị gai gót chân khi chơi thể thao cần thực hiện các bài tập khởi động kỹ trước khi tập luyện, thực hiện các động tác kéo căng nhẹ nhàng

  • Khi bị gai gót chân người bệnh không nên mang vác vật quá nặng trong thời gian dài, phụ nữ cần hạn chế mang giày cao gót đi lại quá nhiều để giảm tình trạng đau do gai gót chân

  • Người bệnh gai gót chân cần duy trì cân nặng cơ thể hợp lý, tránh tình trạng tăng cân béo phì một cách đột ngột gây nhiều tác động không tốt lên bàn chân làm bệnh gai gót chân càng thêm nặng. Nên có chế độ ăn uống khoa học và các thực phẩm tốt cho bàn chân

  • Các bài tập vật lý trị liệu, các bài tập thư giãn người bệnh nên dành nhiều thời gian luyện tập làm giảm triệu chứng đau do gai gót chân. Nên tập với những bài tập và thực hiện các động tác nhẹ nhàng, massage vùng gai gót chân sau khi lần tập.

gai-got-chan-1

Massage vùng gai gót chân giúp giảm đau gót chân

  • Tuyệt đối không nên đi chân đất hoặc mang giày dép đế bằng phẳng hay quá cứng làm cho bệnh gai gót chân thêm nặng, người bệnh nên chọn giày dép y khoa có đế nâng cao vòm, ôm lòng bàn chân tạo cảm giác dễ chịu có thiết kế đặc biệt hơn để nâng đỡ cung bàn chân, điều chỉnh và giảm áp lực phân bổ lên bàn chân giúp tăng cường máu lưu thông, làm giảm các triệu chứng do bệnh gai gót chân

>>> Xem thêm một số mẫu giày dép y khoa giúp gót chân khỏe mạnh <<< 

  • Lót giày y khoa cũng là một cách giúp người bệnh gai gót chân đi lại dễ dàng ít phải đau hơn và là giải pháp trị liệu thích hợp nhất giúp nâng đỡ vòm bàn chân, hỗ trợ điều trị giúp người bệnh gai gót chân được nhanh chóng hồi phục lấy lại được sức khỏe bàn chân.

>>> Xem thêm các lợi ích lót giày y khoa cho sức khỏe bàn chân <<< 

hotline-animation_banner

 

 

Nguồn tin: spencovietnam.com