Bộ 16 Bài Tập Bàn Chân Bẹt

dieu-tri-ban-chan-bet

dieu-tri-ban-chan-bet

Bộ 16 bài tập dưới đây giúp người có bàn chân bẹt, hoặc người gặp các vấn đề về bàn chân mà nguyên nhân do bàn chân bẹt gây nên, có được một tài liệu hữu ích về các bài tập cơ học giúp tăng cường gân cơ và dây chằng, cải thiện kiến trúc vòm chân.
Bàn chân bẹt  hay bàn chân phẳng, là một tình trạng chân thiếu chức năng cơ học phổ biến tại Việt Nam. Đặc trưng của    Bàn chân bẹt  là thiếu kiến trúc ở vòm bàn chân, do đó lòng bàn chân thường áp sát với mặt đất.Trẻ nhỏ thường có một bàn chân phẳng cho đến khi gân, dây chằng và xương ở bàn chân trưởng thành. Người lớn có bàn chân bẹt thường gặp phải vấn đề về Viêm cân gan chân, viêm gân Achilles, đau gân xương chày hoặc cơ bắp chân sau.
Khi có vấn đề 
bàn chân bẹt, gân và dây chằng ở bắp chân, bàn chân và mắt cá chân bị phá hỏng hoặc rách, các cấu trúc trong chân, đầu gối bị mài mòn và thoái hóa nhanh hơn những người có bàn chân trung lập.

dieu-tri-ban-chan-bet
 
Ảnh Chụp Xương Vòm Bàn Chân Bẹt Trước và Sau Trị Liệu
 
Nguồn gốc của bài tập Bàn Chân Bẹt?   
 
Những bài tập bàn chân bẹt  là tài liệu quý giá của Spenco Medical, mục đích chia sẽ chuyên môn giúp hàng triệu người thoải mái hơn trên mỗi bước đi.
" Spenco Medical Corp. được sáng lập từ năm  1967 bởi Bác Sĩ người Mỹ Dr.Wayman Spence, ông đã đạt nhiều giải thưởng nghiên cứu quan trọng về Y Học Thể Thao và Bàn Chân con người.
Cảm ơn Dr. Spence!
 
Lời khuyên: "Bạn hãy kiên nhẫn tập luyện nâng cao sức khỏe bàn chân của bạn và gia đình bạn. Các bài tập này có thể áp dụng cho  trẻ nhỏ có bàn chân bẹt,  giúp hỗ trợ trong quá trình điều trị cũng như phát triển xương bàn chân đúng"
 
bai-tap-ban-chan-bet-1
Bài Tập 1:
 
Tư thế ngồi như hình, đặt hai bàn chân dưới sàn, sau đó ngữa bàn chân mà vẫn tựa gót dưới sàn. Sau đó, co quắp nhanh các ngón chân. Nhớ giữ gót chân ở sàn. Tập 10 lần/ngày.
bai-tap-ban-chan-bet-2 Bài Tập 2:

Ngồi tư thế thẳng lưng, xoay hai lòng bàn chân vào trong  áp vào nhau, gót chạm sàn nhưng phần mũi chân không được chạm sàn.Khi làm như vậy, hai đầu gối phải được kẹp gần nhau.Giữ trong 20 giây, làm 5 lần/ngày
bai-tap-ban-chan-bet-3 Bài Tập 3:

Co quắp nhanh các ngón chân của bạn. Hướng hai lòng bàn chân vào nhau. Sau đó kéo chân về phía cẳng chân. Làm 5 lần mỗi ngày.
Bài Tập 4:

Ngồi chống hai tay ở sau như hình. Tập kéo các ngón chân về phía bàn chân.Nâng cao phần lõm. Tập 10 lần/ngày.
bai-tap-ban-chan-bet-5 Bài tập 5:

Đặt một chiếc khăn nhỏ hoặc vải bên dưới ngón chân của bạn. Nắm bắt nó,nhấc nó lên khỏi sàn nhà và nâng lên ngang tầm mắt, rồi đặt xuống sàn, tiếp tục với các ngón chân khác và lần lượt thay đổi chân. Tập mỗi bên 10 lần/ngày.
bai-tap-ban-chan-bet-6 Bài tập 6:

Dùng ngón chân chụp nhanh lấy mẫu vải, tạo xung lực như chuột rút, nhằm luyện cơ gân chân. Tập mỗi chân 5 lần/ngày.
bai-tap-ban-chan-bet-7 Bài Tập 7:

Đặt cây gậy nhỏ tròn bên dưới các ngón chân. Uốn cong ngón chân giữ gậy, kéo về phía cơ thể và đẩy ngược lại về phía trước. Tập mỗi 6-10 lần/ngày
bai-tap-ban-chan-bet-8 Bài tập 8:

Chống cánh tay ở phía sau lưng. Nâng cao hông và chuyển trọng lượng dần xuống phần gót, lưu ý nâng phần mũi bàn chân không chạm đất. Tập 6-10 lần/ngày.
bai-tap-ban-chan-bet-9 Bài tập9:

Đặt lòng bàn chân này, chéo lên mu bàn chân kia như hình. Chân phía dưới nâng lên, chân phía trên chống lại, để khoảng 10 giây, sau đó đổi chân, lặp lại 5 lần.
bai-tap-ban-chan-bet-10 Bài tập10:

Từ vị trí chỗ ngồi, nâng hông của bạn, đồng thời dùng gót chân làm điểm tựa, tiếp đó chuyển trọng lượng từ gót đến ngón chân, chú ý giữ phần hông  nâng ở trên. Sau đó dời lại về vị trí chỗ ngồi, lặp lại 5 lần
bai-tap-ban-chan-bet-11 Bài tập11:

Mở đầu gối của bạn và áp lòng bàn chân và gót chân vào nhau. Giữ hai bàn chân nối liền nhau tại phần gót. Sau đó mở dần các ngón chân về hai hướng như  hình. Làm 5 lần mỗi ngày
bai-tap-ban-chan-bet-12 Bài Tập 12:

Bắt đầu từ vị trí với hai chân mở rộng. Tương tự như bài tập trên, bây giờ bạn chỉ tách đôi phần gót chân của bạn.Các Ngón của hai bàn chân vẫn nối liền với nhau. Làm 5 lần mỗi ngày.
bai-tap-ban-chan-bet-13 Bài tập 13:

Ngồi thẳng, xem theo hướng mũi tên, di chuyển bàn chân từ mặt sàn và kéo về phía cẳng chân, giữ 3 giây, sau đó hạ bàn chân xuống gần sàn, lặp lại động tác 10 lần. 
bai-tap-ban-chan-bet-14 Bài tập 14:

Tập Tương tự như trên, khi giữ 3 giây hãy kết hợp  lung lay các đầu ngón chân của bạn
bai-tap-ban-chan-bet-15 Bài tập 15:

Ngồi và đặt hai bàn chân của bạn gần nhau, quay lòng bàn chân để chúng áp vào với nhau.Đầu gối phải được giữ thẳng. Giữ nguyên 5 giây, lặp lại 5 lần
bai-tap-ban-chan-bet-16 Bài tập 16:

Mở đầu gối của bạn một chút. Giữ gót chân không được di chuyển, sau đó, đưa hai đầu ngón chân cái chạm vào nhau, đồng thời rướn bàn chân về phía cẳng chân. Tập rướn như vậy 5 lần một ngày

Tin liên quan:        - Miếng lót giày dành cho bàn chân bẹt
                            - Giày dép cho bàn chân bẹt

- Các bài tập bàn chân bẹt  là một phần quan trọng trong chương trình trị liệu bàn chân bẹt, giúp mạnh gân cơ bàn chân, điều chỉnh giảm chuyển động xoay cuộn vào trong hay còn gọi là quay sấp của mắt cá, cùng với dụng cụ  đế lót giày  thích hợp, giày dép nâng đỡ vòm nhằm thúc đẩy tính linh hoạt cho đôi chân.
- Tập luyện đều đặn và thư giãn sẽ giúp bạn có đôi bàn chân khỏe mạnh.


SPENCOVIETNAM.COM  luôn chia sẽ nhiều kiến thức bổ ích giúp bạn và gia đình có đôi chân khỏe mạnh!

Tác giả bài viết: SpencoVietnam.com