5 cách khám bàn chân cho bệnh nhân tiểu đường

5 cách khám bàn chân cho bệnh nhân tiểu đường
Bàn chân tiểu đường- Phát hiện và chăm sóc kịp thời để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra ^^

Khám bàn chân người bị tiểu đường

         Việc khám bàn chân tiểu đường cần làm đầy đủ từ nhìn bàn chân để đánh giá màu sắc tới việc khám thần kinh và máu một cách tỷ mỷ và thận trọng để việc   phát hiện bệnh lý đúng và chính xác nhất.

      1. Đánh giá bàn chân người bị tiểu đường bằng mắt

          Khi đánh giá bàn chân bị tiểu đường thì về cơ bản chúng ta có thể nhận thấy một số biến chứng về mạch máu như:

 
       Newtech Pharm
 

-          Mất lông ở hai ngón chân cái: hiện tượng này do sự lưu thông máu ở bệnh nhân tiểu đường kém dẫn tới máu không thể đi tới ngón chân để nuôi dưỡng các mô vì vậy lông ở các ngón chân không được nuôi dưỡng đầy đủ dẫn tới rụng. Hiện tượng này xuất hiện khi mạch máu bị tổn thương dẫn tới xơ cứng động mạch.

-          Cũng do dinh dưỡng không thể dẫn tới nuôi đầy đủ các mô ở chân mà chân bệnh nhân thường lạnh, nhợt nhạt hơn và cơ bàn chân bị teo lại.

-          Ngoài ra khi thăm khán bàn chân người bị bệnh tiểu đường còn có thể xác định được các tổn thương khác như các vết thương, vết loét, móng chân, ngón chân và tình trạng tổn thương bàn chân khác.

Đôi khi chỉ bằng việc thăm khám đơn giản này mà tránh cho bệnh nhân tiểu đường những vết thương, biến chứng không đáng có mà bệnh nhân tiểu đường không thể phát hiện ra do họ bị mất cảm giác đau ở chân.

      2. Sờ trong khám bàn chân bị tiểu đường

Sờ hay còn gọi là bắt mạch bàn chân rất quan trọng vì dòng máu tới chân yếu nên bắt mạch ở bàn chân là rất khó khăn. Lúc này các bác sỹ thường phải bắt mạch ở các vùng như đùi, mu bàn chân, mạch sau chân. Ngoài ra, khi sờ bàn chân người bị tiểu đường có thể thấy bàn chân ấm hay lạnh, da chân trơn bóng.

Những hiện tượng trên đều cho thấy bệnh nhân tiểu đường có vấn đề về lưu thông máu và cần được cải thiện.

      3. Khám cảm giác ở bàn chân bị tiểu đường

 
Newtech Pharm
 

  Bàn chân người bị tiểu đường thường bị giảm hoặc mất một số cảm giác như cảm giác đau, nóng, lạnh… tuy nhiên phương pháp thăm khám cảm giác hiện nay vẫn rất khó khăn trong phương pháp cũng như mức độ nặng nhẹ của nó.

     4. Chụp X quang

Việc chụp X quang được dùng khi bàn chân người bị tiểu đường có hiện tượng loét. Việc chụp X quang lúc này giúp cho nhân viên y tế đánh giá được mức độ tổn thương của vết loét và kiểm tra vết loét có dị vật trong đó hay không.

     5. Phương pháp khám bàn chân bị tiểu đường khác

-    Xét nghiệm máu: xét nghiệm máu cho thấy mức độ tổn thương khi có vết thương ở bàn chân người bị tiểu đường.

-     Chụp cắt lớp: đánh giá xương bàn chân bị tổn thương nếu cần thiết

-     Đánh giá bàn chân để chọn giày dép phù hợp cho bệnh nhân.

Nguồn tin: nacurgo.com